Người giàu tin "Tôi tạo ra cuộc đời tôi".
Người nghèo tin "Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi".
Bạn phải tin rằng bạn là người tạo ra thành công, hay sự khốn quẫn của mình, Dù với ý thức hay không có ý thức, vẫn chỉ là bạn đã làm nên tất cả những điều đó.
Thay vì chịu trách nhiệm trước những gì diễn ra trong cuộc sống của mình, người nghèo thường chọn cách chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Suy nghĩ thiên về coi mình là nạn nhân thường là "khốn khổ thân tôi". Vậy là cầu được ước thấy, theo Quy luật Sức mạnh của Ý định, đó là tất cả những gì nạn nhân nhận: Họ nhận được sự "khốn khổ".
Làm sao bạn biết khi nào thì mình đang đóng vai nạn nhân? Có ba dấu hiệu để nhận biết.
Dấu hiệu 1: Đổ lỗi
Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không thành công về mặt tài chính, hầu hết nạn nhân đều là chuyên gia trong "trò chơi đổ lỗi."
Họ thường đổ lỗi cho nền kinh tế, cho chính phủ, cho thị trường chứng khoán, cho những người môi giới, cho ông chủ, cho người làm thuê của họ, cho quản lý, cho trưởng phòng, cho người đứng trên hay dưới mạng lưới của họ, cho dịch vụ khách hàng, cho phòng vận chuyển, cho đối tác, cho bạn đời, họ đổ lỗi cả Chúa, và tất nhiên họ luôn luôn đổ lỗi cho cha mẹ mình.
Dấu hiệu 2: Bao biện
Nếu những nạn nhân không đổ lỗi, thì bạn sẽ thấy họ là người hay bao biện hoặc lý giải tình huống của mình bằng những lời như: "Với tôi, tiền không phải là thực sự quan trọng".
Bất kỳ ai nói tiền bạc không quan trọng đều không có xu nào! Người giàu luôn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc và vị trí của nó trong xã hội. Ngược lại, người nghèo lại xác nhận sự bất lực trong tài chính của mình bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng. Họ sẽ nói, "Vâng, tiền không quan trọng như tình yêu". Sự so sánh này có mù mờ không? Cái gì quan trọng hơn, tay bạn hay chân bạn? Cả hai đều quan trọng.
T.Harv Eker cho rằng tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại, nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lĩnh vực nó không có tác dụng.
Dấu hiệu 3: Oán trách
Với những người hay oán trách, câu cửa miệng của họ thường là: "Làm sao tôi không phàn nàn được cơ chứ? Bạn xem cuộc sống của tôi tồi tệ đến mức nào". Và bạn có nhận ra rằng những người hay than vãn, kể lể thường có một cuộc sống thực sự khó khăn? Mọi thứ rắc rối ở trên đời dường như luôn xảy đến với họ.
Và nếu bạn cũng là người hay ca thán, bạn sẽ không thể hấp dẫn sự thành công vì khi than thở, oán trách thì bạn đang trở thành một thỏi nam châm sống hút về mình những rắc rối và phiền toái.
Từ nay, bạn hãy ngừng ngay việc đổ lỗi, biện minh hay oán trách. Bởi vì việc đổ lỗi, biện minh và oán trách chỉ có tác dụng như một liều thuốc an thần, làm dịu bớt căng thẳng tức thời do thất bại gây nên, nhưng sẽ để lại hậu quả không lường trước về sau.
Không hề có một nạn nhân nào thực sự giàu có!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét